Phương pháp học văn

Kỹ năng đọc và ghi chép trong học văn

Kỹ năng đọc và ghi chép trong học văn

I. Kĩ năng đọc văn bản
1. Đọc một  lần toàn bộ văn bản, đọc phần chú thích và câu hỏi
2. Đọc lại từng đoạn và tìm hiểu về tác giả
3. Xác định nội dung của văn bản
4. Tìm hiểu nhan đề và xác định các luận điểm
5. Xác định luận cứ ở từng luận điểm
6. Tìm dẫn chứng (hình ảnh, biện pháp tu từ, các biện pháp nghệ thuật về thể loại) để làm rõ các luận điểm và luận cứ
7. Dùng bút chì hoặc bút dạ đánh dấu những từ, câu, đoạn, hình ảnh, chi tiết quan trọng
8. Tìm hiểu ý nghĩa nội dung qua các biện pháp nghệ thuật
9. Đánh giá, nhận xét, tiểu kết ở từng luận điểm về nội dung và nghệ thuật.

II. Kĩ năng ghi chép
Ghi bài là một trong những thao tác không thể thiếu trong học văn. Ghi bài nhằm giúp người học tập trung và hiểu bài, nhớ bài lâu hơn. Nhưng đây cũng là thao tác mà nhiều học sinh rất lười. rất ngại. Vậy làm thế nào để ghi bài nhanh, gọn và đầy đủ. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số những kĩ năng có thể vận dụng khi ghi bài
1. Ghi bài theo các mục, theo các luận điểm. luận cứ
2. Khi ghi bài cần kết hợp lắng nghe để hiểu, quan sát máy chiếu, bảng, để ghi những từ khóa, những ý chính vào vở ghi
3. Ghi những ý chính, có chú thích những phần ghi tóm tắt để sau này ôn tập sẽ dễ nhận ra và dễ hiểu bài
4. Những phần không ghi kịp thì bỏ giấy trắng, tiếp tục ghi phần đang nghe, đang theo dõi.(phần chưa ghi bổ sung sau)
5. Lưu ý ghi phần kiến thức giáo viên giảng giải, liên hệ, mở rộng
6. Kết hợp các kí hiệu, chữ, số để ghi nhanh. theo kịp bài học
7. Kết hợp ghi bài, nghe giáo viên hướng dẫn phân tích và theo dõi văn bản trong sách giáo khoa.
8. Sử dụng sơ đồ tư duy đề ghi vắn tắt những kiến thức cơ bản
9. Kết hợp ghi bài và  quan sát chú thích, câu hỏi để trả lời câu hỏi xây dựng bài
10. Học sinh dùng  bút mực đỏ đánh dấu những phần quan trọng

(Thụy Liên)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button