Dàn ý

Vẻ đẹp của tình mẫu tử trong bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai

Vẻ đẹp của tình mẫu tử trong bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai

 Vẻ đẹp của tình mẫu tử trong bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai

                       MẸ

“Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau – ngọn xanh rờn
Mẹ – đầu bạc trắng

Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!”

 

“Ngày con còn bé

Cau mẹ bổ tư

Giờ cau bổ tám

Mẹ còn ngại to!

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

Ngẩng hỏi giời vậy

-Sao mẹ ta già?

Không một lời đáp

Mây bay về xa.”

                                   Dàn ý

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả Đỗ Trung Lai và bài thơ Mẹ

– Khái quát nội dung, nghệ thuật chính của tác phẩm:

Ví dụ: Thơ ca là tiếng nói trái tim của người nghệ sĩ trước cuộc sống. Thơ từng được tôn xưng là “thể loại nữ hoàng”vì độ tinh tế, sâu sắc, dễ đi vào lòng người.  Qua thơ tác giả muốn chia sẻ, lan tỏa đến bạn đọc chúng ta những rung cảm mãnh liệt và thông điệp đầy ý nghĩa trước cuộc sống. Bài thơ” Mẹ” của Đỗ Trung Lai  được trích từ tập thơ Đêm sông Cầu, nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003, mượn hình ảnh cây cau quen thuộc để khắc họa mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự băn khoăn, trăn trở, buồn tủi khi nghĩ về mẹ.

II. Thân bài: 

  1. Nhan đề: Mẹ: Là nhan đề thuộc chủ đề về tình cảm gia đình. Tác giả chọn điểm nhìn khi mẹ đã già để bày tỏ cảm xúc. Qua đó thể hiện nỗi băn khoăn lo lắng của người con khi mẹ ngày một già.

– Đây là một nhan đề gần gũi quen thuộc, ngắn gọn, hàm súc, đầy biểu cảm.

  1. Mạch cảm xúc

Bài thơ được bắt đầu từ sự liên tưởng so sánh mẹ với hình ảnh cây cau. Cau vốn là loài cây quen thuộc trong mỗi mảnh vườn thôn quê Việt. Và cau gợi nhắc tục ăn trầu của những bà mẹ già ở làng quê Việt Nam. Tập tục này đã đi vào trong sự tích trầu cau nhắc nhở con người về sự gắn kết keo sơn tình cảm gia đình. Từ đó tác giả suy tư về cuộc đời của người mẹ, bộc lộ nỗi niềm băn khoăn, trăn trở, biểu đạt tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn và niềm mong mỏi mẹ luôn trường tồn bất tử.

3. Phân tích

        a. Hình ảnh người mẹ

– Hình ảnh mẹ được so sánh với hình ảnh cây cau

– Những hình ảnh về “mẹ” và “cau”:

Nghệ thuật đối lập, tương phản

+ lưng mẹ “còng” / cau “thẳng”

+ cau “ngọn xanh rờn” / mẹ “đầu bạc trắng”

+ cau “ngày càng cao” / mẹ “ngày một thấp”

+ cau “gần giời” /mẹ “gần đất”

– Hình ảnh người mẹ tuổi tác ngày một lớn dần theo năm tháng, gợi nỗi âu lo trong lòng người con.

b.Tình cảm của người con dành cho mẹ

-Từ ngữ biểu cảm:

– Hình ảnh so sánh “một miếng cau khô/ khô gầy như mẹ”: Nỗi âu lo, tiếc nuối đến hoảng hốt xót xa, khi nghĩ đến người mẹ già

– Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối, tác giả hình dung mẹ như mây trên trời đang rời xa mình.

-“Con nâng trên tay”: Thái độ trân trọng, nâng niu của người con dành cho mẹ.

– “Không cầm được lệ”: Nỗi xót xa, cay đắng của người con  bị dồn nén.

–  Sử dụng câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?”, câu hỏi tu từ không có lời đáp, để lại sự bất lực, tiếc thương mẹ.

– Cảm xúc nhói lòng của người con khi chứng kiến mẹ đang già đi trước mắt mình, tác giả cảm thấy âu lo, tiếc nuối trước bước đi của thời gian. Đó là niềm thương cảm, nỗi xót xa và sự trân trọng lớn lao, thiêng liêng dành cho người mẹ.

4. Đánh giá

Nghệ thuật

-Bài thơ sử dụng thể thơ 4 chữ: ngắn gọn, nhịp điệu chậm rãi

– Giọng điệu bài thơ nhẹ nhàng, sâu lắng

-Với cách dùng hình ảnh gợi tả, gợi hình, biểu cảm

– Từ ngữ giản di, giàu sức gợi

-Nghệ thuật đối lập, tương phản được phát huy cao độ.

– Sử dụng câu hỏi tu từ  tăng sức biểu đạt, nhấn mạnh cảm xúc.

Nội dung

Đây là một bài thơ hay về chủ đề người mẹ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhân vật trữ tình

  • Thề hiện nỗi niềm băn khoăn, lo âu đầy tiếc nuối của người con.
  • Diễn tả tấm lòng kính yêu, hiếu thảo của người con đối với cha mẹ
  • Bài thơ cho thấy sở trường của nhà thơ viết về đề tài tình cảm gia đình
  • Bộc lộ tài năng của nhà thơ
  • Phong cách nghệ thuật giản dị, trữ tình của nhà thơ
  • Vẻ đẹp tâm hồn nhạy bén và trái tim giàu trắc ẩn của người nghệ sĩ

III. Kết bài

– Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mẹ

Viết về mẹ luôn là một đề tài không bao giờ cạn trong thơ ca. Mỗi nhà thơ có một dòng cảm xúc riêng do vậy họ đã đề lại cho đời nhiều bài thơ với những nét phong cách riêng.

Người đọc sẽ không thể quên khi nhắc đến bài thơ Mẹ của ông Đỗ Trung Lai

Bài thơ là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng sâu lắng đến mỗi người con trong cuộc sống luôn nhớ và biết ơn Mẹ bằng tất cả tấm lòng thành kính thiêng liêng.

Xã hội ngày một phát triển, con người đối mặt với rất nhiều những sự đổi thay. Một bộ phận nhỏ trong cuộc sống đã lạnh lùng vô cảm với đấng sinh thành, bài thơ nhắc nhở khuyên nhủ chúng ta cần hiểu được đạo lý lâu đời của ông cha ta “uống nước nhớ nguồn”, Bài thơ khuyên mọi người luôn phải yêu thương, thấu hiểu, hiếu kính cha mẹ.

(Thụy Liên)

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button