Nghị luận xã hội

Bí quyết xây dựng bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ và thuyết phục

Bí quyết xây dựng bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ và thuyết phục

Bí quyết xây dựng bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ và thuyết phục

Có 2 dạng bài nghị luận xã hội thường gặp
– Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
-Nghị luận về một hiện tượng đời sống

A.Cấu trúc bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề: trực tiếp và gián tiếp

II.Thân bài:

-Luận điểm 1: Giải thích cụm từ khóa
-Luận điểm 2: Phân tich, lý giải, mở rộng vấn đề
-Luận điểm 3: Liên hệ thực tiễn đời sống
-Luận điểm 4: Bài học nhận thức

III. Kết bài: Liên hệ bản thân, nhấn mạnh vấn đề đã bàn luận.

B. Cấu trúc bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
I.Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp

II.Thân bài:
-Luận điểm 1: Nêu thực trạng
-Luận điểm 2: Nêu hậu quả
-Luận điểm 3: Nêu nguyên nhân
-Luận điểm 4: Giải pháp

III. Kết bài: Nhấn mạnh vấn đề

Ví dụ minh họa: Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống

Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng nghiện game của giới trẻ.

Dàn ý:

I.Mở bài:

– Mở bài trực tiếp: Nghiện game từ lâu nay luôn là vấn đề nóng được xã hội quan tâm, Đặc biệt là sự lo lắng thường trực của các bậc phụ huynh khi con em mình sa vào mức độ nghiện chơi game

– Mở bài gián tiếp: Lỗ Tấn, nhà văn, nhà tư tưởng nổi tiếng người Trung Quốc từng nói “Trên bước đường thành công, không có vết chân của người lười biếng”. Con người muốn thành công ngoài 1% cảm hứng và cần đến 99% lao động. Vậy nhưng, ở ngoài kia có biết bao bạn trẻ chưa xác định được mục đích cuộc sống của mình, họ vẫn bị phân tán, mai một bởi các trò chơi vô bổ. Một trong những trò chơi được xem là có sức cám dỗ mạnh mẽ với giới trẻ là hiện tượng chơi và nghiện game.

II.Thân bài

  1. Hiện tượng nghiện game là gì?

Trò chơi điện tử-game bắt đầu xuất hiện từ những năm 1940 với các thiết bị giải trí dựa trên công nghệ ống phóng tia âm cực. Trò chơi điện tử thương mại đầu tiên, Computer Space ra mắt vào năm 1971 đánh dấu bước khởi đầu cho ngành công nghiệp game hiện đại. Đây là hình thức trò chơi, nhằm giúp cho con người giải trí lành mạnh sau những giờ lao động mệt mỏi. Tuy nhiên lâu dần nó bị lạm dụng và biến tướng mang nhiều tác động tiêu cực, đặc biệt với giới trẻ

2. Hậu quả: Người chơi đến mức nghiện game sẽ tạo ra những hệ lụy xấu. Trước hết, giới trẻ phải tiêu tốn nhiều thời gian vào trò chơi game. Sau đó, chơi nhiều sẽ bị dẫn dụ vào sâu với nhiều trò chơi trong thế giới ảo. Theo thời gian, người chơi đã bị lôi cuốn hoàn toàn vào thế giới ảo đó và tách biệt với thế giới thực

– Người nghiện game bị sa sút về sức khỏe, ảnh hưởng đến việc tập trung vào công việc ngoài đời thực

– Khi bị nghiện game, người chơi bị nhầm lẫn thế giới thực và ảo, dễ có những hành vi bắt chước, nói năng, hành động như thế giới ảo

– Người chơi không có động lực để vươn lên trong cuộc sống

– Tham gia vào các trò chơi lừa đảo

– Dẫn đến thay đổi tâm trạng, không kiểm soát được cảm xúc

– Nhìn nhận và cư xử lệch lạc trong cuộc đời thực…

– Tác động ảnh hưởng xấu đến gia đình, xã hội, nảy sinh tội phạm, làm cho xã hội bất an.

3. Nguyên nhân

+ Nguyên nhân chủ quan:

Do bản thân người chơi có nhận thức lệch lạc, không làm chủ bản thân

– Không xác định đúng mục đích sống.

+Nguyên nhân khách quan:

Do sự quản lý, giáo dục của gia đình không đúng hướng, không kịp thời.

-Do cơ chế quản lý của nhà trường, của xã hội còn có những kẽ hở.

  1. Giải pháp:

-Bản thân người chơi cần nâng cao nhận thức về tính hai mặt của trò chơi game

-Tham gia các hoạt động xã hội như: Tham gia các câu lạc bộ, tham gia các trò chơi thể thao

– Đọc sách báo.

-Gia đình cần có sự quản lý chặt chẽ, định hướng đúng đắn ở độ tuổi bắt đầu lớn

Nhà trường, xã hội cần có cơ chế quản lý, tăng cường sự giáo dục nhận thức đúng đắn về trò chơi game

5. Bài học nhận thức

-Thế hệ trẻ sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như vũ bão. Các trò chơi điện tử sẽ ngày một xuất hiện nhiều và tinh vi hơn.

-Tuổi trẻ cần được trang bị hiểu biết đúng đắn về trò chơi game

-Biết làm chủ bản thân và biêt đặt ra giới hạn về trò chơi game. Đặc biệt cần hiểu được tác hại vô cùng to lớn mà game đem đến

– Góp phần tuyên truyền về tác hại của trò chơi game.

III. Kết luận:

Trò chơi game từ lâu đã được xem là con dao hai lưõi, trò chơi game đặt thế hệ trẻ vào một sự lựa chọn đầy thách thức.

Mỗi một chúng ta cần nâng cao nhận thức và xác định lý tưởng, mục đích sống đúng đắn, biết làm chủ bản thân, không để trò chơi game khiến chúng ta đánh mất chính mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button